Khám phá

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh

14/07/2025, 17:44

Chùa Vĩnh Nghiêm - ngôi “đại danh lam cổ tự” nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh, là một phần trong quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 1.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 2.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 3.

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La tọa lạc ở vị trí đắc địa - phía trước là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý, cửa ngõ ra vào núi Yên Tử, phía sau chùa là núi Cô Tiên, thuộc phường Tân An, tỉnh Bắc Ninh (trước kia là xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 4.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 5.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 6.

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 1ha với lối kiến trúc đăng đối, cân xứng, hài hòa, bao gồm 5 tổ hợp chính là: Tam quan, Tam bảo, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và nhà Tổ đệ nhị. Xung quanh chùa là vườn cây, lũy tre xanh mướt, khung cảnh bình yên.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 7.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 8.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 9.

Chùa được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI), cuối thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 10.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 11.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 12.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ đây được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt, xứng danh là một "đại danh lam cổ tự”.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 13.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 14.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 15.

Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ nhiều báu vật có giá trị lớn với niên đại hàng trăm năm.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 16.

Đầu tiên phải kể đến là kho mộc bản, đây là một trong những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam. Kho mộc bản gồm 3.050 bản ván gỗ khắc chữ Hán và Nôm được chế tác trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XX.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 17.

Nội dung của kho mộc bản bao gồm các bộ kinh Phật, sách luật giới nhà Phật, sách hướng dẫn chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian. Các bản mộc bản được khắc chữ rất sắc nét, tinh xảo, thể hiện trình độ cao của nghệ thuật khắc chữ Việt Nam thời xưa.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 18.

Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 19.

Báu vật tiếp theo tại chùa Vĩnh Nghiêm là bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm có niên đại thế kỷ XIX. Cuối năm 2024, bộ ba pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 20.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 21.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 22.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm gồm 3 pho tượng: Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 23.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm được tạc bằng gỗ mít hiện còn nguyên vẹn, không trùng lặp với bất kỳ pho tượng nào khác về cả tư thế, pháp phục, họa tiết trang trí và hình tướng, được sơn màu nâu đỏ thẫm và màu vàng. Đây là hiện vật gốc độc bản và còn nguyên vẹn.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 24.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 25.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 26.

Thượng tọa Thích Thanh Vịnh, Chánh văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho hay, việc quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận cấp quốc tế là sự khẳng định và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc của các di tích này, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 27.

“Đây là minh chứng sống động cho một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Trúc Lâm và sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam, qua đó, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nâng cao nhận thức cộng đồng”, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 28.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 29.
Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 30.

Ông Nguyễn Trường Sinh, Phó phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh) cho biết, khi được thế giới công nhận thì công tác bảo tồn di sản càng phải được nâng cao.

Chiêm bái chùa cổ lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh- Ảnh 31.

“Công tác bảo tồn giá trị văn hóa của chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng và các danh lam trong quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc phải được thực hiện một cách nghiêm tục và có trách nhiệm. Sự kiện này giúp nâng cao vị thế và thương hiệu du lịch của tỉnh Bắc Ninh, sắp tới địa phương sẽ có những kế hoạch cụ thể để có những sản phẩm du lịch tâm linh, văn hóa độc đáo, đặc sắc và sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với các sản phẩm du lịch dọc theo Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”, ông Sinh nói.

Ngày 12/7, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2, sau vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng).
Quần thể Di sản gồm 12 điểm, nằm trên 3 địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, với diện tích vùng lõi 525,75ha và vùng đệm 4.380,19ha. Các điểm tiêu biểu gồm: Thái Miếu, chùa Hoa Yên, chùa Ngọa Vân, bãi cọc Yên Giang (Quảng Ninh); đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương (Hải Phòng); chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Ninh).

Quần thể phản ánh tiến trình hình thành, truyền bá và phục hưng của Phật giáo Trúc Lâm - dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Từ Yên Tử (khai sáng), đến Vĩnh Nghiêm (truyền bá) và Côn Sơn - Kiếp Bạc (phục hưng), hệ thống di tích thể hiện mối liên kết giữa Nhà nước, tôn giáo và cộng đồng cư dân trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.