Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân, phát triển kết cầu hạ tầng giao thông và thu phí hạ tầng cảng biển là 3 đề lớn được kỳ vọng giúp thay đổi diện mạo giao thông TPHCM trong 10 năm tới.
![]() |
Cầu Thủ Thiêm 2 nối Thành phố Thủ Đức và Trung tâm TPHCM dự kiến hoàn thành trong năm nay. Ảnh: Anh Tú |
Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân
TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2025, vận tải hành khách công cộng đảm nhận 15% nhu cầu giao thông đô thị và tăng lên 25% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, UBND TPHCM đưa ra 27 giải pháp với 3 nhóm chính gồm: Tăng cường vận tải hành khách công cộng; kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và giải pháp hỗ trợ.
Trong đó, các giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng như: phát triển mạng lưới xe buýt; hoàn thành các tuyến metro số 1, 2, 5, buýt nhanh (BRT) số 1; đầu tư tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm; đường riêng cho xe buýt; phát triển buýt mini tăng khả năng tiếp cận,…
![]() |
Xe buýt TPHCM hiện nay đáp ứng chưa tới 10% nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Minh Quân |
Nhóm giải pháp kiểm soát xe cá nhân gồm: thu phí ôtô vào trung tâm; phân vùng kiểm soát khí thải kết hợp thu phí ô nhiễm môi trường các loại xe; kiểm soát môtô, xe 2-3 bánh.
Các giải pháp hỗ trợ như: quy hoạch giao thông tại các khu đô thị mới; tạo nguồn thu cho giao thông công cộng; triển khai các dự án giao thông thông minh; tạo không gian đi bộ ở khu trung tâm...
Theo tính toán, đề án trên dự kiến cần đến hơn 391.645 tỉ đồng để thực hiện, chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2020 – 2025 cần hơn 91.260 tỉ đồng và giai đoạn 2026 – 2030 cần hơn 300.384 tỉ đồng được huy động từ các nguồn ODA, ngân sách nhà nước và xã hội hóa.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TPHCM giai đoạn 2021-2030
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2025, TPHCM mở rộng thêm 294,8 km đường, đến năm 2030 mở rộng thêm 652 km.
Những dự án được ưu tiên đầu tư trong thời gian này như cao tốc: TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (mở rộng), TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; tập trung thực hiện các dự án quốc lộ: 1, 13, 22, 50; đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà; hoàn thành vành đai 2, 3.
Nhóm dự án liên kết vùng như cầu Cát Lái, trục động lực kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang, mở mới đường Tây Bắc, nối dài đường Võ Văn Kiệt, tuyến trên cao vượt sông Đồng Nai... cũng sẽ được ưu tiên thực hiện.
![]() |
Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến hoàn thành trong năm nay giúp tăng kết nối giao thông từ Thành phố Thủ Đức với khu vực trung tâm. Ảnh: Anh Tú |
Ngoài ra, TPHCM sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); triển khai các tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương); số 5 giai đoạn một (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn); đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành.
TPHCM cũng xác định cần tập trung làm một số tuyến đường trên cao gồm: số 1 (nút giao Cộng Hòa - Ngô Tất Tố), số 5 (nút giao Trạm 2 - An Sương),…
Ước tính tổng số vốn để làm các dự án hạ tầng mà TPHCM đưa vào kế hoạch là 970.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 399.290 tỉ đồng.
Thu phí hạ tầng cảng biển
Giữa tháng 6 này, Sở GTVT TPHCM sẽ triển khai thử nghiệm hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển, trước khi thu phí chính thức từ 0h ngày 1.7.
Mức phí hạ tầng cảng biển tại TPHCM sẽ áp dụng cao nhất là 4,4 triệu đồng/container, mức thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng rời không đóng trong container.
Theo Sở GTVT TPHCM, dự kiến nguồn thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển giai đoạn 2021 - 2025 theo đề án khoảng 16.000 tỉ đồng.
![]() |
Việc triển khai thu phí hạ tầng cảng biển ở TPHCM nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, kết nối cảng biển trên địa bàn. Ảnh: Minh Quân |
Nguồn thu này sẽ bổ sung cho ngân sách TPHCM để tập trung xây dựng các công trình giao thông kết nối cảng biển giai đoạn 2021 - 2025 gồm: đầu tư mở rộng đường Nguyễn Thị Định; nút giao thông Mỹ Thủy; khép kín đường Vành đai 2; mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu; xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4 (theo hình thức PPP); xây dựng đường Vành đai 3,…
Ngoài ra, thành phố cũng sẽ đầu tư nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp, tuyến đường thủy nội địa; đầu tư xây dựng cảng cạn, cảng thủy nội địa để tăng năng lực khai thác vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực giao thông đường bộ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận