Thời sự Xây dựng Giao thông Kinh tế Pháp luật Chất lượng sống Văn hóa - Giải trí Thể thao Công nghệ Thế giới Đi ++ Video Multimedia
Báo Xây dựng - Tin tức trong ngày, tin mới nhất, tin nhanh 24h Thời sự

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư tỉnh, thành ủy sau sáp nhập

Thời sự

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư tỉnh, thành ủy sau sáp nhập

25/04/2025, 21:04

Sau sáp nhập, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập Đảng bộ các tỉnh, thành phố, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh, thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW 2025 về thành lập tổ chức Đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp tỉnh, xã.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư tỉnh, thành ủy sau sáp nhập- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Ảnh: VGP).

Hướng dẫn nêu rõ, việc thành lập Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh. 

Tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy, thành ủy (đã được Trung ương Đảng đồng ý chủ trương sáp nhập) xây dựng đề án thành lập Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các Đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp. 

Đề án cần hoàn thành và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6.

Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền, ban thường vụ cấp ủy, cấp tỉnh phân công, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy theo thẩm quyền và trên cơ sở biên chế hiện có. Công việc này hoàn thành trước ngày 15/9.

Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Thời gian hoàn thành việc trên đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9).

Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập, các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do Trung ương quy định.

Sau khi nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập các đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, cấp ủy cấp tỉnh quyết định kết thúc Đảng bộ cấp huyện, xã (cũ); thành lập Đảng bộ cấp xã mới sau sáp nhập là Đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy, các tỉnh, thành ủy cần thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, nghị quyết của Trung ương, những kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Kết luận 150-KL/TW của Bộ Chính trị đã hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới.

Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và các ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể.

Báo cáo xin ý kiến Tổng Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.

Đối với phương án nhân sự của cấp ủy, ban thường vụ và ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh sau khi sáp nhập, các bước thực hiện bao gồm cả việc phân công cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ (sau khi được chỉ định) giữ các chức danh lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trừ chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.