Theo kế hoạch, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng sẽ tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị 47-CT/TW và Kết luận 02-KL/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH).

Đảng ủy Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý sự cố cháy, nổ theo phương châm 4 tại chỗ. (Ảnh minh họa).
Nêu cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, đặc biệt là người đứng đầu, trong việc cụ thể hóa các nhiệm vụ bằng chương trình, kế hoạch phù hợp, đồng bộ với chủ trương của Đảng về PCCC&CNCH.
Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW và Kết luận số 02-KL/TW phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Chỉ thị số 47-CT/TW và Kết luận số 02-KL/TW, trong đó tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng các cấp cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác PCCC&CNCH tại cơ quan, đơn vị. Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý sự cố cháy, nổ theo phương châm 4 tại chỗ. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính về bảo đảm an toàn PCCC&CNCH trong phạm vi quản lý.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC&CNCH, giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động nhận thức rõ tầm quan trọng của phòng, chống cháy nổ; nghiên cứu, ban hành, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC phù hợp với tình hình mới.
Tiếp tục rà soát quy hoạch hạ tầng PCCC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, đồng bộ với quy hoạch các ngành, địa phương. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, bất cập về PCCC trong toàn bộ quá trình từ quy hoạch, đầu tư, nghiệm thu đến vận hành các công trình xây dựng, giao thông và nguồn nước phục vụ công tác PCCC&CNCH.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, xây dựng phương án PCCC&CNCH tại đơn vị; thường xuyên rà soát, thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy PCCC, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành theo quy định của Luật PCCC phù hợp với yêu cầu thực tế tại cơ quan, đơn vị mình.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực PCCC&CNCH. Tăng cường xã hội hóa công tác PCCC; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ an toàn cháy cho nhà và công trình.
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong chỉ thị, kết luận, quyết định của Trung ương và Chính phủ liên quan đến PCCC&CNCH.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận