
Việc này gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân.
Đơn cử tuyến TL1 từ thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp) đi vào trung tâm huyện Tuy Đức gần như bị băm nát. Mặt đường nhựa bong tróc nhô những lớp đá lởm chởm. Nhiều vị trí lại trơ đất, trơn trượt vào mùa mưa và bụi bặm vào mùa nắng. Nguy hiểm hơn, những cơn mưa đã làm xói lở, tạo hai bên đường những cái rãnh sâu hoắm như những “cái bẫy”.
Ông Trần Văn Sáng (thôn 4, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) bức xúc: “Tuyến đường hư hỏng nặng, tạo những chiếc ao nước khắp mặt đường và xuất hiện ổ voi, ổ gà nhiều năm nay nhưng không được sửa chữa”.
Các tuyến TL2, TL3, TL5 chạy qua địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’lấp cũng chung số phận. Mặt đường nhỏ hẹp, hai bên đường bị xói lở tạo thành những cái rãnh sâu. Bề mặt đường bong tróc, để lại lớp đá nhô cao gồ ghề. Cứ di chuyển vài trăm mét lại xuất hiện ao nước, ổ voi, ổ gà. Tại các vị trí trên, phương tiện di chuyển hỗn loạn, không tuân theo một quy tắc giao thông nào.
Ông Võ Văn Hùm, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Nông cho biết, các tuyến tỉnh lộ gồm: TL1, TL2, TL3, TL4B, TL5, TL6 đều đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng do ngân sách địa phương khó khăn nên chưa nâng cấp được. Hàng năm, tỉnh chỉ bố trí nguồn kinh phí ít ỏi để bảo trì, sửa chữa cục bộ tại một số vị trí hư hỏng, xuống cấp nặng để đảm bảo lưu thông cho bà con.
“Tới đây, Sở GTVT sẽ cố gắng sửa chữa, đảm bảo cho bà con đi lại thuận lợi. Khi nào có điều kiện sẽ đầu tư nâng cấp”, ông Hùm chia sẻ.
Ông Bùi Văn Đoàn, Giám đốc Ban QLDA bảo trì đường bộ (Sở GTVT Đắk Nông) cũng cho biết: “Trước tình tạng hư hỏng, xuống cấp của các tuyến tỉnh lộ trên, tháng 6/2019 UBND tỉnh quyết định chi 10 tỷ đồng để thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa đảm bảo giao thông an toàn. “Hiện, chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục đấu thầu để triển khai”, ông Đoàn nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận