Thời sự Xây dựng Giao thông Kinh tế Pháp luật Chất lượng sống Văn hóa - Giải trí Thể thao Công nghệ Thế giới Đi ++ Video Multimedia
Báo Xây dựng - Tin tức trong ngày, tin mới nhất, tin nhanh 24h Đường thủy

Quy định mới về cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Quy định mới về cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

12/05/2025, 19:33

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 22/2025 quy định quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, có hiệu lực từ 25/6.

Thông tư mới của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định, theo dõi và tính hao mòn đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, nhằm chuẩn hóa công tác quản lý tài sản công trong lĩnh vực này.

Quy định mới về cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa- Ảnh 1.

Theo quy định mới, các âu tàu có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 40 năm, với tỷ lệ hao mòn là 2,5%/năm. Ảnh: Tạ Hải.

Theo đó, các tài sản được xác định nguyên giá, giá trị còn lại và tính hao mòn gồm: luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng; âu tàu; cảng và bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông; hệ thống báo hiệu đường thủy; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch và các thiết bị phụ trợ như nhà trạm quản lý, trạm AIS, trạm đo mực nước tự động…

Để được xác định là tài sản cố định, các công trình hạ tầng đường thủy nội địa phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

Đặc biệt, các luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng và vùng nước khu neo đậu sẽ không thực hiện tính hao mòn.

Quy định mới cũng nêu rõ thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại tài sản cụ thể. Theo đó, âu tàu có thời gian sử dụng 40 năm, tỷ lệ hao mòn 2,5%/năm.

Cảng thủy nội địa có thời gian sử dụng 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4%/năm. Tương tự, bến thủy nội địa có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ hao mòn 10%/năm. Việc tính hao mòn sẽ thực hiện định kỳ mỗi năm một lần vào tháng 12, trước thời điểm khóa sổ kế toán.

Trong trường hợp tài sản hạ tầng được sử dụng tham gia dự án đầu tư theo hình thức PPP, cơ quan quản lý tài sản phải theo dõi và báo cáo cụ thể phần tài sản được giao cho nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Đáng chú ý, trong thời gian bàn giao tài sản cho nhà đầu tư, không thực hiện tính hao mòn, nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi nguyên giá tài sản trên sổ sách kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính.

Khi dự án kết thúc và nhà đầu tư bàn giao lại tài sản, cơ quan quản lý có trách nhiệm tiếp nhận và xác định lại giá trị còn lại để tiếp tục quản lý và trích khấu hao theo quy định.

Quy định cũng xác định rõ những trường hợp tài sản không được tính hao mòn, gồm: Tài sản chưa tính hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không thể sử dụng; Tài sản đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được; Tài sản trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.