Theo đó, doanh nghiệp phải lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 trong phạm vi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trình Cục xem xét, phê duyệt theo quy định.

Phối cảnh thiết kế nhà ga Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Về an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường, Cục yêu cầu Công ty chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án cụ thể cho từng hạng mục thi công. Đồng thời, phải có phương án điều chỉnh khai thác đường cất/hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga và thiết bị đảm bảo bay (nếu có) để thống nhất với Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Cục Hàng không cũng đề nghị Công ty phối hợp chặt chẽ với Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không miền Nam và chính quyền địa phương trong toàn bộ quá trình triển khai.
Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang (nay là tỉnh An Giang) đã có Quyết định chấp thuận Công ty Cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời là nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án là gần 22.000 tỷ đồng, thực hiện trong 2 giai đoạn đầu tư 2025-2027 và giai đoạn 2027-2030.
Trên phương án được phê duyệt, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ đạt cấp 4E, theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), cho phép tiếp nhận các loại máy bay thân rộng như Boeing 747, 787 hay Airbus A350.
Dự án mở rộng có tổng diện tích 1.050ha, nâng công suất khai thác của cảng này lên 20 triệu hành khách/năm, gấp 4,5 lần công suất hiện nay. Hạ tầng đường băng được mở rộng đường cất hạ cánh số 1 và xây mới đường cất hạ cánh số 2, lần lượt là 3.500m và 3.300m, đáp ứng yêu cầu khai thác các loại máy bay thân rộng, tăng năng lực tiếp nhận và đảm bảo an toàn bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống sân đỗ sẽ được mở rộng lên hơn 100 vị trí, bao gồm 45 vị trí đỗ máy bay thân rộng kết hợp cùng hệ thống ống lồng hiện đại.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận