Thời sự Xây dựng Giao thông Kinh tế Pháp luật Chất lượng sống Văn hóa - Giải trí Thể thao Công nghệ Thế giới Đi ++ Video Multimedia
Báo Xây dựng - Tin tức trong ngày, tin mới nhất, tin nhanh 24h Chính trị

Sữa, thực phẩm chức năng giả tràn lan: Không thể "rút kinh nghiệm" là xong

Sữa, thực phẩm chức năng giả tràn lan: Không thể "rút kinh nghiệm" là xong

14/05/2025, 21:03

Đại biểu Trịnh Xuân An bày tỏ băn khoăn, trong rất nhiều vụ việc, cơ quan quản lý chỉ vào cuộc xác minh, xử lý khi báo chí hay mạng xã hội đưa tin. Trong khi đó, trách nhiệm thuộc về ai thì lại chưa rõ ràng.

Chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm"

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán, liên quan đến Công ty MegaPhaco, MediUSA.

Trong số đó có bị can Nguyễn Thanh Phong, cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm. Trước đó, hàng loạt vụ việc khác như gần 600 nhãn sữa giả, thực phẩm chức năng giả, lòng xe điếu… bị lật tẩy khiến dư luận hoang mang.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng những vụ việc này chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm".

Sữa, thực phẩm chức năng giả tràn lan: Không thể "rút kinh nghiệm" là xong- Ảnh 1.

ĐBQH Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai). Ảnh: Yến Chi.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), trước hết, cần nhìn nhận công tác quản lý còn yếu kém: "Chúng ta có đội ngũ quản lý thị trường hùng hậu, có cả đơn vị chuyên về quản lý về an toàn thực phẩm, nhưng khi xảy ra vụ việc rồi, báo chí hay mạng xã hội đưa tin mới đi kiểm tra, xác minh".

Ông An cũng nhìn nhận, các vụ việc vừa qua cho thấy cách thức, hình thức làm giả, mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi với khối lượng, số lượng ngày càng lớn, đơn cử như vụ sữa giả vừa được phát hiện.

"Những vụ việc cũng cho thấy sự suy thoái, biến chất của một bộ phận người làm công tác quản lý, mà điển hình là vụ cựu Cục trưởng An toàn thực phẩm bị bắt. Đây là vấn đề rất cần tập trung đánh giá. Hiện chúng ta đang thiếu cơ chế giám sát, nhất là đội ngũ quản lý trực tiếp", ông An nói.

ĐBQH đoàn Đồng Nai cho rằng các vụ sữa, thực phẩm chức năng giả, lòng xe điếu vừa qua chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

"Còn rất nhiều vụ việc nữa liên quan tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng. Như vậy cần phải xử lý triệt để trách nhiệm đội ngũ quản lý.

Xảy ra vấn đề, sai phạm ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó phải có người chịu trách nhiệm. Không thể bao biện rằng "chúng tôi không có đủ điều kiện, thời gian, con người hay nguồn lực", đại biểu An nói.

Theo ông, trong vấn đề an toàn thực phẩm, có rất nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý: Người quản lý về quảng cáo, người quản lý về sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản lý thị trường. Do đó, phải rõ ràng trách nhiệm chứ không phải đổ lỗi cho nhau khi xảy ra sự việc nào đó.

"Đối với việc xử lý của các bộ, ngành, theo tôi, khi cán bộ xảy ra sai phạm thì phải kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm. Bài học này nếu cứ rút kinh nghiệm mãi thì không được", ông An nói.

Sữa, thực phẩm chức năng giả tràn lan: Không thể "rút kinh nghiệm" là xong- Ảnh 2.

Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô lớn với nhiều thủ đoạn tinh vi. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Tăng cường hậu kiểm

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), chính lợi nhuận khổng lồ từ việc sản xuất hàng giả, đặc biệt các sản phẩm về sữa, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh đã khiến nhiều người bất chấp tất cả.

Sữa, thực phẩm chức năng giả tràn lan: Không thể "rút kinh nghiệm" là xong- Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương). Ảnh: Media Quốc hội.

"Nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân dù biết chế tài, hiểu được việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng, nhưng vẫn vi phạm.

Nguyên nhân khác xuất phát từ nhận thức người tiêu dùng. Một bộ phận chưa phân biệt được sản phẩm chính thống, chất lượng cao với sản phẩm kém chất lượng, đặc biệt là đối tượng yếu thế như người già, người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Trong bối cảnh thiếu công cụ để đối soát, họ nghe quảng cáo thổi phồng các công dụng của sản phẩm và dễ dàng tin tưởng", bà Nga nhìn nhận.

Theo bà Nga, để khắc phục tình trạng trên, cần tăng cường khâu hậu kiểm, đặc biệt đối với các sản phẩm mới, được quảng cáo rầm rộ trên thị trường, mạng xã hội.

Song song với đó, cần rà soát chế tài để bổ sung, sửa đổi sao cho đủ răn đe để các doanh nghiệp không dám vi phạm.

Cựu cục trưởng của Bộ Y tế bị khởi tố về hành vi nhận hối lộCựu cục trưởng của Bộ Y tế bị khởi tố về hành vi nhận hối lộ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cáo buộc bị can Nguyễn Thanh Phong, cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và 4 người khác có hành vi nhận hối lộ trong vụ án thực phẩm chức năng giả.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.